logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0937892222, 0939503333

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.

Đây được xem là giải pháp bảo vệ sản xuất trong nước trước thực trạng nhập khẩu phôi thép Trung Quốc vào Việt Nam tăng ồ ạt trong thời gian qua. Cụ thể, lượng nhập khẩu phôi thép trong tháng 1 đã lên tới gần 340.000 tấn, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Nếu nhìn lại cả năm 2015, nhập khẩu cũng đã tăng đến 3 lần so với năm trước đó.

Một số nhà máy luỵện phôi thép đang phải hoạt động dưới 50% công suất. Tình trạng này đã diễn ra kể từ đầu năm ngoái khi phôi thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam liên tục giảm giá.

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, mỗi tấn phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc hiện có giá 6 triệu đồng, trong khi giá thành sản xuất trong nước lên tới 7,6 triệu đồng. Năm 2015, có những thời điểm giá nhập khẩu thấp hơn giá sản xuất trong nước đến 2 triệu đồng/tấn.

Trước tình hình đó, bốn công ty sản xuất thép trong nước với sự ủng hộ của 25 các doanh nghiệp trong ngành đã nộp hồ sơ lên Bộ Công Thương yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Hiệp hội thép Việt Nam cũng đã ủng hộ và cho rằng năng lực sản xuất phôi trong nước là 11 triệu tấn nhưng hiện sản xuất được chưa đến 6 triệu tấn, tức 50% công suất.

Sau hơn 2 tháng điều tra, Bộ Công Thương vừa ban hình Quyết định áp thuế tự vệ tạm thời, bổ sung thêm vào thuế nhập khẩu hiện hành 23,3% đối với phôi thép nhập khẩu và 14,2% với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Thời gian có hiệu lực của mức thuế tự vệ này, là không quá 200 ngày. Như vậy, các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ có một khoảng thời gian để ứng phó với thép ngoại, chủ yếu là thép Trung Quốc nhập khẩu. Tuy nhiên, về lâu dài, ngành thép cần có sự tái cơ cấu lại để phù hợp với thực tế hội nhập, mở cửa cắt giảm thuế theo lộ trình Việt Nam đã cam kết.

Nguồn tin: VTV