Trong tuần từ ngày 11/5 đến ngày 15/5 giá vật liệu xây dựng trên thị trường tiếp tục nhích thêm 1.000 – 2.000 đồng/bao đối với xi măng; gạch xấp xỉ 60 đ/viên; thép xây dựng chừng 100.000 đ/tấn so với tuần trước.
Hiện xi măng xây thô Hà Tiên 78.000 đ/bao, xi măng xây dựng thường Hà Tiên 1 khoảng 92.000 đ/bao, trong khi xi măng Holcim đứng ở mức 90.000 đ/bao. Các loại gạch ống/thẻ dao động 800-970 đ/viên (tùy thương hiệu sản xuất), thép xây dựng 13,95-14,1 triệu đồng/tấn.
Nguyên nhân giá tăng, theo các chủ hàng kinh doanh vật liệu xây dựng là do phí chuyên chở tăng theo giá xăng (tăng thêm bình quân 20.000 đ/chuyến tùy cự ly), phần khác do các nhà sản xuất xi măng, sắt thép mạnh tay cắt giảm khuyến mãi. So với mùa vụ xây dựng cùng kỳ năm ngoái, sức mua được các điểm bán ghi nhận tăng khoảng 15%, một mức không cao dù năm nay thị trường được đánh giá là “có khởi sắc hơn”.
Giá vật liệu xây dựng tại một số thị trường trong tuần
Thị trường
|
Chủng loại
|
ĐVT
|
Đơn giá (VND)
|
Bình Dương
|
Xi măng PCB30 (Fico Bình Dương)
|
Bao
|
70.000
|
|
Thép xây dựng phi 16-18
|
Kg
|
15.000
|
Bạc Liêu
|
Xi măng Hà Tiên PCB40 (50 kg/bao)
|
Bao
|
84.000
|
|
Thép tròn phi 6
|
Kg
|
13.600
|
|
Thép tròn phi 8
|
Kg
|
13.500
|
Long An
|
Xi măng Hà Tiên PCB 40 kg/bao
|
Bao
|
86.000
|
|
Thép XD phi 6-8
|
Kg
|
13.650
|
Trà Vinh
|
Xi măng PC 40 Holcim
|
Bao
|
90.000
|
|
Xi măng PC 40 Hà Tiên
|
Bao
|
90.000
|
|
Xi măng PC 40 Thăng Long
|
Bao
|
77.000
|
|
Xi măng PC 40 Phúc Sơn
|
Bao
|
85.000
|
|
Xi măng tắng HP
|
Bao
|
180.000
|
|
Thép phi 6-8 LD
|
Kg
|
13.800
|
Hà Nội
|
Thép D6-D8 Hòa phát
|
Cuộn
|
11.800
|
|
Thép D12 Hòa Phát
|
dài 11.7
|
12.000
|
|
Thép D22 Hòa Phát
|
dài 11.7
|
11.950
|
|
Xi măng Hoàng Thạch PCB30 bao
|
Tấn
|
1.013.000
|
|
Xi măng Bút Sơn PCB30 bao
|
Tấn
|
1.002.000
|
An Giang
|
Thép xây dựng phi 6 Pomina
|
Kg
|
14.550
|
|
Thép xây dựng phi 8 Pomina
|
Kg
|
14.500
|
Hậu Giang
|
Xi măng PCB30 bao 50 kg
|
Kg
|
85.000
|
|
Thép XD phi 6-8
|
Kg
|
15.000
|
Thị tường thế giới
Nhà máy thép Baosteel của Trung Quốc thông báo cắt giảm giá 200 CNY/tấn đối với một số sản phẩm thép tấm trung bình trong tháng 6. Sau khi điều chỉnh, giá thép tấm trung bình Q235 A bề dầy 14-20mm và thép tấm loại Q345 sẽ đạt lần lượt 3.000 CNY/tấn và 3.100 CNY/tấn. Giá thép tấm đóng tầu loại CCSA sẽ đạt 32.40 CNY/tấn. Giá trên không bao gồm thuế và sẽ có hiệu lực từ 1/6/2015.
Nhà máy thép Trung Quốc Shangang thông báo giữ giá thép rebar ổn định giao vào giữa tháng 5. Công ty cũng sẽ giữ giá thép dây ổn định. Sau khi điều chỉnh, giá giao tại nhà máy loại thép rebar HRB 400 với đường kính 14-25 mm đạt 2430 CNY/tấn. Ngoài ra, giá thép giao tại nhà máy đối với thép dây loại HPB 400 sẽ là 2.400 CNY/tấn.
Tập đoàn thép Baosteel Trung Quốc thông báo giữ ổn định giá xuất xưởng thép dây cán nóng, thép dây cán nguội và thép dây mạ nhúng nóng trong tháng 6. Tuy nhiên, công ty sẽ cắt giảm giá thép tấm 60 CNY/tấn. Baosteel sẽ tăng giá thép dây cán nguội mạ điện thêm 200 CNY/tấn.
Nhà máy sắt và thép Feng Hsin Iron, một trong các nhà máy chế tạo các sản phẩm thép dài lớn tại Đài Loan đã thông báo giảm giá bán thép rebar 300 đô la Đài Loan trong tuần này bắt đầu từ ngày 12/5. Sau thông báo, giá thép rebar đạt 13.600 đô la Đài Loan/tấn. Giá thép tiết diện sẽ giảm 500 đô la Đài Loan/tấn còn 17.500 đô la Đài Loan/tấn.Trong khi đó, công ty sẽ cắt giảm giá mua phế liệu 300 đô la Đài Loan/tấn còn 61.000 – 67.000 đô la Đài Loan/tấn.
Tin tức thị trường
Nhập khẩu sắt thép 4 tháng đầu năm 2015 tăng mạnh
Theo Bộ Công Thương, nhập khẩu thép các loại về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 tăng mạnh, tăng 30% về lượng và tăng 12,5% về trị giá, đồng thời nhập khẩu sản phẩm từ thép tăng 62,3% về trị giá. Nguồn nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc với mức tăng lần lượt 50% và 17,6%, tiếp đến là Nhật Bản và Đài Loan.
Ống thép dẫn dầu Việt Nam lại bị Canada điều tra
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết: Cơ quan biên mậu Canada (CBSA) đã thông báo tiến hành tái điều tra để xác định lại giá trị thông thường và giá xuất khẩu trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam. Sản phẩm bị điều tra thuộc mã HS: 7304.29; 7304.39; 7304.59; 7306.29; 7306.30; 7306.50; 7306.90
Thép nội lo ngại các FTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vừa được 2 nước ký kết. Trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu: dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ… hồ hởi vì xuất khẩu sẽ được “mở toang” khi thuế giảm, thì ngành sắt thép đang lo ngay ngáy vì cạnh tranh không nổi với hàng nhập khẩu đổ bộ.
Theo Bộ Công thương, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan với 92,7% giá trị nhập khẩu, chiếm 89,2% số dòng thuế, chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, sản phẩm sắt thép, dây cáp điện… nhập khẩu từ Hàn Quốc theo cam kết VKFTA.
Chưa cần chờ đến VKFTA có hiệu lực, thép nhập khẩu từ Hàn Quốc hiện đã rất sẵn tại thị trường trong nước. Chỉ riêng quý I/2015, Việt Nam đã nhập khẩu gần 400.000 tấn sắt thép Hàn Quốc, tăng 17,6%, trị giá hơn 400 triệu USD. Nhập khẩu thép từ Hàn Quốc chỉ đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khi đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan (VCUFTA) hiện đã kết thúc đàm phán và chỉ chờ ngày ký kết, với cam kết giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với các mặt hàng thép từ 3 nước trên, được cho là điều khủng khiếp với ngành thép nội địa.
Nguồn tin: Vinanet