logo vietsang nho

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

 HOTLINE: 0911665959
 

"THƯƠNG HIỆU THÉP CỦA MỌI CÔNG TRÌNH"

 

Văn phòng : 0272-3647764, 072-3647766
  Fax: 0272-3647765
cccl rieng moi iafcccl rieng moi vicascccl rieng moi aqs Chung chi chat luong Chung chi chat luong                                            Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH SX TM XNK THÉP VISA

ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0937892222, 0939503333

12sxongthepctythepbacViet13 3799 640x452

Không chỉ những “ông lớn”, trong kỳ qua, ngành thép còn chứng kiến những cú lội ngược dòng của hàng loạt những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2016, hầu hết các doanh nghiệp thép đều ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh. Theo số liệu tổng hợp của BizLIVE, mặc dù tổng doanh thu thuần của 27 doanh nghiệp trong kỳ này chỉ đạt gần 33.389 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,1% so với cùng kỳ nhưng tổng lợi nhuận sau thuế lại tăng tới 127,2%, đạt gần 3.847 tỷ đồng.


Trong kỳ này, 26/27 doanh nghiệp khảo sát đều báo lãi (trong khi cùng kỳ năm trước có tới 4 doanh nghiệp báo lỗ), trong đó, có 19 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước và 8 doanh nghiệp có tăng trưởng âm.
 
Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2016 của các doanh nghiệp thép niêm yết khá khả quan với 26/27 doanh nghiệp báo lãi (so với mức 22/27 doanh nghiệp lãi trong cùng kỳ năm trước).
 
Sự bứt phá của những “ông lớn”
 
CTCP Tập đoàn Hoà Phát vẫn là doanh nghiệp đứng đầu ngành với doanh thu thuần trong kỳ đạt 8.048 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,2% so với cùng kỳ năm trước trong khi giá vốn bán hàng lại giảm nhẹ khiến lợi nhuận gộp tăng trưởng tới 51,3%, đạt hơn 2.571 tỷ đồng.
 
Doanh thu tài chính tăng nhẹ lên 55 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại giảm 22,7%, còn gần 95 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng nhẹ 8,3% trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm 35,7% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt mức 103,9 tỷ đồng và hơn 65 tỷ đồng.
 
Khoản lợi nhuận khác trong kỳ cũng mang về cho Hoà Phát hơn 19 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước, công ty lỗ 24 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu từ bán điện nước, cung cấp dịch vụ tăng.
 
Theo đó, kết thúc quý II/2016, Hoà Phát ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế 2.030 tỷ đồng, tăng tới 62,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ là gần 2.026 tỷ đồng.
 
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Hoà Phát đạt doanh thu thuần hơn 15.190 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuê hơn 3.050 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 12,6% và 60,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, với kế hoạch kinh doanh 3.200 tỷ lợi nhuận sau thuế năm 2016, chỉ trong 6 tháng HPGđã hoàn thành 95% kế hoạch năm.
 
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) cũng là một trong những “ông lớn” có sự bứt phá mạnh trong kỳ khi đạt doanh thu thuần gần 4.595 tỷ đồng, giảm nhẹ 4,9% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, giá vốn bán hàng giảm tới 14,6% giúp lợi nhuận gộp tăng tới 47%, đạt hơn 1.114 tỷ đồng.
 
Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khá mạnh với mức tăng lần lượt 17,5% và 50%), nhưng do lợi nhuận gộp tăng mạnh đã giúp Hoa Sen ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng tới 95%, đạt hơn 589 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 448 tỷ đồng, tăng 85,9% so với cùng kỳ.
 
Luỹ kế 9 tháng niên độ 2015-2016, Hoa Sen đạt doanh thu thuần hơn 12.898 tỷ đồng, giảm nhẹ 4,7% nhưng do giá vốn bán hàng giảm tới 14,3% khiến lợi nhuận gộp 9 tháng tăng tới 57,3%, đạt hơn 2.862 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế luỹ kế đạt gần 1.371 tỷ đồng, tăng 115,9% trong khi lợi nhuận sau thuế là 1.053 tỷ đồng, tăng tới 117,1% so với cùng kỳ năm trước.
 
Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP (mã TVN) cũng có một kỳ kinh doanh khá tốt với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 404 tỷ đồng, tăng tới 107,2% so với cùng kỳ. Công ty cho biết, nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết trong quý hầu hết đều có hiệu quả cao. Doanh thu tài chính tăng 35 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại giảm 57 tỷ đồng. Lợi nhuận khác cũng tăng 14,3 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng vọt so với cùng kỳ.
 
Những cú lội ngược dòng ngoạn mục
 
Không chỉ những “ông lớn”, trong kỳ qua, ngành thép còn chứng kiến những cú lội ngược dòng của hàng loạt những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
 
CTCP Sản xuất & Kinh doanh Kim khí (mã KKC) là một ví dụ điển hình. Cụ thể, doanh thu thuần trong kỳ của công ty đạt 144,6 tỷ đồng giảm nhẹ so với cùng kỳ, nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh 18,25% nên lãi gộp đạt 26,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt 707 triệu đồng.
Nhờ lãi gộp ở mức cao nên mặc dù chi phí tài chính tăng thêm 15,47%, chi phí bán hàng tăng 6% và chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) tăng 62%, KKC vẫn công bố mức lãi ròng lên tới hơn 18 tỷ đồng, khả quan hơn hẳn khoản lỗ 4,56 tỷ đồng trong quý II/2015. Nguyên nhân khiến lợi nhuận quý II tăng trưởng mạnh được công ty giải trình là do giá bán hàng hóa tăng và giá vốn hàng tồn kho thấp.
 
Tương tự, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC) cũng có một kỳ kinh doanh khá quan nhờ cả giá vốn lẫn hàng loạt các khoản chi phí đều được cắt giảm mạnh trong khi hoạt động liên doanh liên kết cũng có lãi cao.
 
Cụ thể, mặc dù doanh thu thuần trong kỳ giảm 18,4% đạt 2.382 tỷ đồng nhưng nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh 27% nên lợi nhuận gộp đạt gần 235 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gộp 30,2 tỷ đồng.
Trong kỳ hoạt động tài chính mang về khoản thu gần 34 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần cùng kỳ trong khi chi phí lãi vay giảm đã giúp chi phí của hoạt động tài chính giảm tới 61% so với quý 2/2015.
Hoạt động liên doanh liên kết mang về khoản lãi 3,2 tỷ đồng cộng với việc chi phí bán hàng và chi phí QLDN lần lượt giảm 17% và 41% so với cùng kỳ đã giúp SMC lãi ròng 170 tỷ đồng khả quan hơn hẳn khoản lỗ 161 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
 
Một cái tên không thể không đề cập khác chinh là CTCP Gang thép Thái Nguyên (mã TIS). Trong kỳ qua, mặc dù doanh thu bán hàng của Tisco đạt 2.041 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, nhưng do giá vốn hàng bán giảm sâu tới 18% nêm lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 214 tỷ đồng.
Quý này, tuy doanh thu tài chính của TISCO chỉ tăng nhẹ 1 tỷ đồng, nhưng công ty lại tiết giảm được 50 tỷ đồng từ chi phí tài chính. Nguyên nhân, do quý 2 năm ngoái công ty phải chịu thêm hơn 50 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ nên tổng chi phí tài chính tăng mạnh.
Theo đó, kết thúc quý II/2016, Tisco lãi ròng 110 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số lỗ 3 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, đây cũng là mức lãi kỷ lục trong vòng mấy năm trở lại đây của doanh nghiệp này.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, TISCO lãi sau thuế hơn 163 tỷ đồng, vượt 9% chỉ tiêu lợi nhuận năm mà ĐHCĐ giao phó. Đồng thời, giảm lỗ lũy kế đến cuối quý xuống còn hơn 25 tỷ đồng.
Sự phục hồi có bền vững?
 
Trong nửa đầu năm 2016, giá thép đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt trong tháng 3 nhờ ba yếu tố chính là giá quặng sắt tăng trở lại, quyết định áp thuế tự vệ tạm thời lên tới 33,3% đối với các sản phẩm thép xây dựng từ Bộ Công thương và sự kiện Trung Quốc công bố cắt giảm nhân sự ngành thép và cắt giảm sản lượng than cốc 500.000 tấn/năm.
 
Giá bán phục hồi cùng với mức tiêu thụ ồ ạt từ các đại lý với mục đích đầu cơ, các nhà máy thép nhanh chóng hoạt động trở lại, tạo ra nguồn cung mới được đẩy ra thị trường đã làm thay đổi tương quan thị phần.
 
Tuy vậy, theo đánh giá của Công ty chứng khoán VCBS, sự phục hồi của thị trường thép là chưa thực sự bền vững, giá bán khó tăng mạnh tiếp trong nửa cuối năm. Nguyên nhân là việc áp thuế tự vệ chính thức đối với sản phẩm thép không tạo ra dư địa tăng cho giá thép xây dựng nội địa.
 
Mức thuế tự vệ đối với thép dài đã được điều chỉnh tăng tiếp lên 15,4%. Tuy nhiên, giá thép trong nước được dự đoán là sẽ không có sự biến động thêm bởi mức tăng 1,2% là không đáng kể, trong khi đó mức độ cạnh tranh trong ngành đang gia tăng trong khi rủi ro Trung Quốc có thể tiếp tục phá giá đồng CNY trong nửa cuối năm vẫn hiện hữu, theo đó, nhiều khả năng các doanh nghiệp trong nước sẽ lựa chọn phương án sử dụng dư địa từ 1,2% thuế tăng thêm này để dự phòng rủi ro từ tỷ giá.
 
Bên cạnh đó, nguyên nhân giá quặng sắt phục hồi được cho là đến từ yếu tố đầu cơ, mua vào để đóng trạng thái bán khống và chốt lời, không phải đến từ nhu cầu tăng trở lại. Sau khi tăng đột biến trong tháng 3, giá quặng sắt giảm mạnh và ổn định trở lại.
Ngoài ra, công suất sản xuất của Trung Quốc còn rất lớn, nhu cầu trong nước suy giảm do nền kinh tế giảm tốc, và nhà nước tiếp tục trợ giá, hoàn thuế VAT 13% cho doanh nghiệp, có xu hướng phá giá CNY để hỗ trợ xuất khẩu thép sang các thị trường khác. Giá nhập khẩu ước tính của thép Trung Quốc sau khi áp thuế tự vệ đã sấp xỉ với mức giá bán hiện tại của các doanh nghiệp nội địa (đối với thép thanh khoảng 10.300 đồng/tấn)
 
Cuối cùng, giá nguyên liệu sản xuất thép bao gồm quặng sắt 62%, thép phế, than cốc đang có xu hướng ổn định trở lại sau khi tăng mạnh trong quý II trong khi nguồn cung mới được kích hoạt khi nhu cầu lớn trong tháng 3 đã khiến cho các nhà máy hoạt động trở lại.


Nguồn tin: Bizlive