TIN TỨC
TIN TỨC MỚI
-
Nhà máy thép Tokyo tăng giá mua phế liệu
-
Xi măng, sắt thép bắt đầu ‘đua’ tăng theo giá điện
-
Giá điện tăng: Ngành thép khó càng thêm khó
-
Bất chấp dư luận, có một Gang thép Thái Nguyên vẫn rừng rực cháy
-
Phấn đấu giảm tiêu hao tới 16,5% năng lượng với ngành thép, xi măng
-
Nhập khẩu sắt thép phế liệu giảm hơn 50% trong hai tháng đầu năm
-
Doanh nghiệp thép Việt vượt khó, mở rộng thị trường ra quốc tế
-
Gần 32.300 tấn tôn màu nhập khẩu được miễn áp dụng tự vệ
Là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ sau EU và Mỹ, cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN đang lớn hơn bao giờ hết khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào năm 2015.
Theo số liệu được công bố bởi Hiệp hội Sắt thép Hàn Quốc (Kosa), sản lượng thép tấm dày của cả nước đạt 739.300 tấn trong tháng 02, giảm 13% so với tháng 01.
Taigang Stainless, nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất ở Trung Quốc đã thông báo là sẽ tăng giá xuất khẩu cho thép cuộn không gỉ loại 304 lên thêm 200 USD/tấn cho các lô hàng giao đến cuối tháng 06.
Giá thép thanh vằn tháng 04 vẫn tiếp tục suy yếu tại thị trường Hàn Quốc do sự trì trệ của ngành xây dựng.
Thép thanh vằn SD400 D10 được yết quanh mức giá 725.000 Won/tấn trong tuần trước. Tuy nhiên, người mua đang trả với giá thấp hơn 20.000 Won/tấn từ tuần trước.
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải Quan, lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước trong quý 1/2014 đạt 2,2 triệu tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng nhẹ 1,5% về lượng và giảm 3,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý I lượng nhập khẩu sắt thép đạt 2,2 triệu tấn, lượng thép tiêu thụ tăng lên gần 1,2 triệu tấn.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2014, lượng nhập khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 827.000 tấn, tăng 3,8% so với tháng 2 và đạt trị giá 568,3 triệu USD, tăng 8,8%.
TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và chính sách khuyến cáo: “Ngay từ lúc này, DN đã phải tìm hiểu để tìm đường đi nước bước cho mình. Gia nhập một tổ chức thương mại nào đó đơn giản là mình phá bỏ hàng rào nhà mình cho người khác vào chơi, nhưng vấn đề đặt ra là mình vẫn phải chủ động có một góc trong sân chơi đó”.
Tại Hội nghị của các tập đoàn sản xuất thép toàn cầu diễn ra ngày 9/4 ở thủ đô London (Anh), Hiệp hội thép thế giới (WSA) dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm nay chỉ tăng 3,1%, dự kiến khoảng 52 tỷ tấn, thấp hơn so với mức tăng trưởng 3,6% năm 2013.
http://www.nguyenminhq7.com/plugins/editors/ckeditor/plugins/readmore/images/readmore.gif?t=C3HA5RM); clear: both; display: block; float: none; width: 901px; border-top-color: rgb(255, 0, 0); border-top-width: 1px; border-top-style: dotted; border-bottom-color: rgb(255, 0, 0); border-bottom-width: 1px; border-bottom-style: dotted; height: 5px; background-position: 50% 50%; background-repeat: no-repeat no-repeat;">
Theo phóng viên TTXVN tại London, tốc độ tăng trưởng của ngành thép toàn cầu chậm lại trong năm nay là do nhu cầu của Trung Quốc, nước sản xuất và cũng là nhà tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, giảm xuống một nửa.
Dự báo của WSA cho thấy Trung Quốc đã chấm dứt giai đoạn tiêu thụ nhanh chóng khi nhu cầu cho mặt hàng thép của quốc gia này dự kiến chỉ tăng 3% trong năm nay, lên 721 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái. Năm 2015, nhu cầu thép của Trung Quốc dự kiến tiếp tục giảm nữa, xuống chỉ còn đạt mức tăng trưởng 2,7%.
Về vấn đề này, ông Edwin Basson - Tổng Giám đốc WSA nhận định, nhu cầu thép "hạ nhiệt" ở Trung Quốc cùng tình hình bất ổn chính trị ở một số nền kinh tế đang nổi khác sẽ khiến ngành thép toàn cầu chỉ đạt tốc độ "tăng trưởng vừa phải" - khác xa so với giai đoạn đầu những năm 2000 khi nhu cầu thép toàn cầu đạt mức tăng trưởng hơn 6% trong sáu năm liên tiếp.
Ngoài Trung Quốc, nhu cầu thép cũng đang giảm dần tại tất cả các nền kinh tế đang nổi, với mức tăng dự kiến 3,2% trong năm nay, giảm so với mức 5,1% của năm ngoái. Điều đó phản ánh những vấn đề cơ cấu ở các nền kinh tế này.
Xu hướng giảm cũng có khả năng tác động tới các công ty sản xuất thép như ArcelorMittal và Tata Steel (Ấn Độ), Hebei và Baosteel (Trung Quốc), Posco (Hàn Quốc) và Nippon Steel (Nhật Bản).
Tuy nhiên, trong khi nhu cầu về mặt hàng này ở các nền kinh tế trên giảm, tăng trưởng tại các nước phát triển trong năm nay lại được dự báo tăng 2,5% so với năm ngoái.
Cụ thể, nhờ hoạt động xây dựng và chế tạo, nhu cầu thép ở Mỹ có khả năng phục hồi mạnh mẽ lên mức 4%, đạt 99,4 triệu tấn, và tại châu Âu tỷ lệ dự kiến này sẽ tăng lên 3,1% trong năm nay. Sự phục hồi này sẽ có thể mang lại lợi nhuận cho nhiều công ty thép, đặc biệt là những công ty có trụ sở tại châu Âu như ThyssenKrupp.
Theo WSA, nhiều khả năng nhu cầu thép toàn thế giới trong hai năm tới sẽ phụ thuộc vào các nền kinh tế phát triển hơn là các nền kinh tế đang nổi, khác với xu hướng tăng trưởng trong một vài năm gần đây./.
Nguồn tin: Vietnam+
Trong tuần qua, các người thu mua phế Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng giá mua mặt hàng này. Họ đã nhập khoảng 25.000 tấn phế vụn từ Anh với giá tại mức 395 USD/tấn.
Mặc dù thị trường xuất khẩu thép cây Thổ Nhĩ Kỳ không có dấu hiệu cải thiện đáng kể, tuy nhiên, giá nhập khẩu phế đã tăng.
Các nhà máy Thổ Nhĩ kỳ đã chấp nhận thu mua phế H1 và H2 tại mức 380-390 USD/tấn CFR do nguồn cung phôi thanh nội địa hạn chế.
Trong khi đó, giá xuất khẩu thép cây đạt mức 575-580 USD/tấn và được người mua chấp nhận.
Theo báo cáo, xuất khẩu thép Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 3 đạt mức 1.59 triệu tấn, giảm 21.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu là 1.32 tỷ USD, giảm 16.5%.